Hướng dẫn cách chơi sâm lốc cho người mới bắt đầu

Sâm lốc – một trò chơi thú vị bắt nguồn từ miền Bắc. Cách chơi sâm lốc vô cùng đơn giản nên được đông đảo người chơi người yêu thích. Vậy nên, nếu bạn yêu thích các thể loại game bài 52 lá Joker thì nhất định không thể bỏ qua tựa đề trò chơi này. Hãy cùng mình tìm hiểu và trở thành cao thủ của trò chơi này nhé !

Sâm lốc là gì?

Sâm lốc là một trong những trò chơi game bài khá phổ biến hiện nay được rất nhiều tầng lớp thành phần, lứa tuổi lựa chọn. Về cơ bản cách chơi bài này dựa theo bộ bài tây 52 lá có nhiều điểm tương đồng với tiến lên miền nam sau đó biến tấu lại tạo nên sự phá cách đặc biệt, khiến thu hút nhiều người chơi. 

Sâm lốc là gì?
Sâm lốc là gì?

Sâm lốc thường được nhắc đến nhiều trong các ngày lễ tết và dịp cuối tuần, hay những vui chơi cùng bạn bè. Bằng việc sử dụng các lá bài tây bỏ đi 2 lá phé sau đó dùng mọi cách bằng phán đoán của mình. Mục tiêu của bài là bạn phải ra các lá bài nhằm chặn người đi trước và cuối cùng không còn lá bài nào để giành chiến thắng

Khác với tiến lên thì trong sâm lốc, nếu người trong ván đấu không còn lá bài nào nữa nghĩa là hết bài trước và không có lá 2 nào thì theo luật sẽ thắng  những người chơi còn lại phải chịu phạt theo mức cược đầu trận đưa ra

Cách chơi sâm lốc cơ bản dành cho người mới

Chơi sâm lốc khá đơn giản nhưng nếu bạn chưa biết gì về bài thì hãy nên đọc kỹ hướng dẫn cách chơi trước khi bắt đầu. Bởi hiểu được luật chơi sẽ giúp các bạn dễ dàng chiến thắng và tự tin hơn

Một ván bài sâm lốc thường có 2 người, 3 người hoặc 4 người chơi, mỗi người khi bắt đầu chơi sẽ nhận được 10 lá bài. Luật chơi cơ bản của bài cũng khá giống tiến lên miền Nam người có lá nhỏ nhất được quyền đi trước ở bàn đầu. Sang bàn tiếp theo người chiến thắng ở bàn trước sẽ được quyền đi đầu tiên.

Thứ tự các quân bài trong sâm lốc

Thứ tự quân trong sâm lốc khá đơn giản và dễ nhớ, bạn chỉ cần nhớ: 

  • Bài rác (lẻ) trong sâm lốc: các lá bài lẻ  không thể kết hợp với lá nào được kể ra bên dưới. Thứ tự các lá bao gồm: 3,4,5,6….,A,2 trong đó lá 3 là lá nhỏ nhất còn lá 2 là lá lớn nhất
  • Đôi: Là cặp gồm 2 lá bài có cùng số ví dụ đôi 10, đôi K. Đôi nhỏ nhất là đôi 3 và đôi lớn nhất trong sâm lốc là đôi 2
  • Sám : một bộ gồm 3 lá có cùng số, cùng tên như 3 lá 3, 3 lá Q. Thứ tự lớn nhất và nhỏ nhất giống với bài lẻ ở trên
  • Tứ quý: một bộ gồm 4 lá có cùng cố. Thứ tự lớn nhất và nhỏ nhất giống với bài lẻ ở trên
  • Sảnh : một Bộ gồm các lá bài có thứ tự liên tiếp nhau. Độ dài của sảnh phải có từ 3 quân trở lên. Cách tính độ lớn trong sâm lốc như sau: bộ Sảnh nhỏ nhất bắt đầu tính từ lá A còn sảnh lớn nhất kết thúc bằng lá A. Ví dụ: A23 là nhỏ nhất,  QKA là lớn nhất ( không có sảnh KA2 trong bài này).
Thứ tự các quân bài trong sâm lốc
Thứ tự các quân bài trong sâm lốc

Thuật ngữ chơi sâm lốc mà bạn phải biết

Tới trắng : Được tính khi người chơi bài sở hữu một trong những tổ hợp sau:

  • Sảnh 10 lá liên tiếp (Sảnh Rồng).
  • Bốn lá 2 hay còn gọi là Tứ quý hai.
  • Có được 10 quân bài cùng màu .
  • Năm đôi.
  • Ba lá sám cô.

Thứ tự tới trắng ưu tiên trong sâm lốc: Sảnh Rồng > Tứ quý hai  > Cùng màu > Ba lá sám cô > Năm đôi.

Cướp cái(Xin làng): Nếu sau khi xem bài xong bạn cảm thấy bài mình có thể tới nhất và không ai chặn được bạn thì bạn có quyền “Cướp cái” để nhận ưu tiên đánh trước. Sau khi giành quyền xin làng, bạn sẽ lần lượt đánh bài của mình xuống. Nếu “cướp cái” thành công, bạn được tính là về nhất. Còn nếu ngược lại, bạn bắt buộc phải đền làng trong sâm lốc.

Ví dụ chơi sâm lốc xin làng  Bạn có 5, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q thì có thể “cướp cái” rồi đánh sảnh 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q rồi đánh quân 5 để về.

Lưu ý khi chơi sâm lốc

Bạn hãy cùng mình xem qua những lưu ý trước khi chơi sâm lốc dưới đây nha: 

  • Trong bài Sâm lốc, sau người chơi trước ra quân bài của mình người đi sau sẽ lần lượt chặn bài bằng lá bài hoặc bộ lớn hơn lá bài/bộ bài mà người trước mình đánh. Một đôi chặn một đôi, sám cô chặn sám cô, sảnh chặn sảnh ( yêu cầu là sảnh bạn ra phải LỚN HƠN và có SỐ LÁ BẰNG với sảnh của người chơi trước mới có thể chặn).
  • Tứ quý bất kỳ ( ví dụ : 3333 ) đều chặn được lá 2. Một tứ quý chỉ chặn được một lá 2.
  • Cố gắng không bị chặn lại để giành được quyền đi tiếp .
  • Nếu như trong Tiến lên miền Nam người chơi có thể “Về” bằng bất cứ quân nào thì trong Sâm lốc không được tính như vậy.  Người chơi nếu về nhất bằng lá 2 sẽ bị phạt  là “Thối hai”.

Lưu ý: Ở bài sâm lốc nếu bạn chỉ còn 1 lá bài trên tay, bạn phải “Báo” cho cả làng. Vì thế, người chơi trước bạn có quyền dùng bài của mình chặn không cho bạn “về’’ bằng cách tính toán hoặc dùng lá bài lớn nhất của mình để chặn bạn lại. Nếu những người còn lại vẫn còn quân bài hoặc các bộ lớn hơn nhưng không đánh ra mà bạn đã về nhất sau khi “Báo ”thì họ sẽ phải đền. Mức đền trong bài sâm lốc = Tổng số lá bài mà tất cả người chơi còn trên tay + 2 + Tứ quý.

Cách tính điểm khi chơi bài Sâm lốc

So với các loại bài khác thì cách tính điểm trong Sâm lốc sẽ có nhiều cách tính khác nhau tương ứng với mỗi lần thắng hoặc thua của người chơi. Vì thế để không bị thua hoặc mất trắng bạn hãy theo dõi về cách tính điểm dưới đây nhé.

Sâm lốc có độ khó cao hơn Tiến lên
Sâm lốc có độ khó cao hơn Tiến lên
  • Thắng bình thường: Người chơi sẽ sẽ được tính số điểm bằng tổng cộng các lá bài còn lại trên tay rồi nhân với tiền cược trước trận  đấu cộng thêm đó là 1 lá hai và 1 tứ quý. 
  • Thắng trắng trong sâm lốc: Người thắng sẽ được tính bằng cách lấy 20 lá bài nhân với mức cược giao kèo trước đó thêm vào là 1 tứ quý và 1 lá 2 
  • Thắng bằng xin làng trong sâm lốc: Nếu bạn tiến hành xin làng thành công sẽ được nhận của mỗi bạn cùng chơi 20 lá bài và nhân với mức cược trước trận. 
  • Thua đền làng: Khi chơi sâm lốc bị đền làng, người thua sẽ đền bằng 20 lá bài x với mức cược trước trận lẫn số người chơi trong ván bài. 
  • Trong sâm lốc nếu bị cóng: người chịu phạt sẽ được tính điểm bằng cách lấy 15 lá bài x mức cược đầu trận + tổ hợp ( một lá bài 2 và một tứ quý ).
  • Khi gặp tứ quý chặt 2 trong sâm lốc thì mỗi tứ quý chặt được thì điểm của người chơi được tính là 15 lá. 
  • Khi gặp tứ quý chặt tứ quý trong sâm lốc thì thì điểm là 10 lá. 
  • Nếu người chơi về thối 2 thì sẽ bị trừ 5 lá/ 1 quân. 
  • Ăn bằng chặt chồng trong sâm lốc bằng cách là lấy 15 lá nhân cho số lượt chặt chồng

Tổng kết

Qua bài hướng dẫn chơi sâm lốc trên đây, hẳn các bạn đã nắm được cách chơi, những thuật ngữ chơi như một người chơi lâu năm rồi phải không nào! 

Các bạn cũng có thể tăng thêm độ hấp dẫn của bàn chơi bằng cách rủ thêm bạn bè và người thân của mình cùng chơi sâm lốc, chắc chắn sẽ thú vị hơn rất nhiều đấy. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về môn này này đừng ngại ngần mà để lại bình luận bên dưới nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *